Cùng xem những yếu tố làm nên giá trị căn nhà và làm sao để tăng giá trị căn nhà đơn giản nhất cùng chúng tôi nhé.

Giá trị ngôi nhà phụ thuộc những yếu tố nào?

Vị trí

Đối với nhà đất thổ cư, vị trí của một căn nhà càng quan trọng. Thậm chí, vị trí được coi là yếu tố lớn nhất quyết định giá trị căn nhà. Bởi vì bản thân ngôi nhà sẽ mất giá theo thời gian khi chúng trở nên cũ kỹ, nhưng vị trí thì không.

Những ngôi nhà ở các khu vực đô thị, có an ninh tốt, gần với các công ty sử dụng lao động, các trung tâm giáo dục, khu vực thương mại, mua sắm và giải trí thường có giá trị cao hơn. Có nghĩa là, hạ tầng càng phát triển thì giá trị căn nhà tại một khu vực càng tăng.

Tại Mỹ, những ngôi nhà gần với thiên nhiên như công viên và không gian mở có giá trị cao hơn 8-20% so với các bất động sản tương đương. Xu hướng này càng phát triển trong những năm gần đây và sau đại dịch, khi con người tìm cách cân bằng công việc và cuộc sống.

Cung và cầu

Quy luật cơ bản về cung và cầu có ảnh hưởng lớn đến thị trường nhà ở. Nói một cách đơn giản, khi nguồn cung nhà ở giảm hoặc khi nhu cầu tăng lên, tạo ra tình trạng thiếu hàng tồn kho, thì giá trị nhà tăng lên.

Tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở có nghĩa là có ít người bán hơn người mua. Hiện nay, nguồn cung ngày càng giảm do giá vật liệu xây dựng và nhân công tăng kết hợp với tình trạng đầu cơ và lãi suất cao, nhất là ở phân khúc giá rẻ và trung cấp.

Mặt bằng giá chung

Khi giá bán của các căn nhà tương đương về tuổi đời, diện tích, công năng… trong một khu vực tăng lên, thì giá trị ngôi nhà cũng bạn cũng tăng theo. Mặt bằng giá này là cơ sở để các bên thẩm định và đại lý bất động sản đưa ra giá chào cho căn nhà của bạn.

Thậm chí trong những giai đoạn sốt đất, hiệu ứng domino sẽ xảy ra, đẩy mặt bằng giá chung lên cao và giúp những ngôi nhà bán sau có giá niêm yết cao hơn những căn được chuyển nhượng trước đó.

Diện tích và công năng

Diện tích đất càng lớn thì giá trị căn nhà càng cao trong mắt các bên thẩm định và người mua. Bên cạnh đó, một ngôi nhà có càng nhiều công năng, với nhiều tầng hơn, nhiều phòng ngủ và các khu vực chức năng hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của chủ sở hữu sẽ càng giúp ngôi nhà có giá cao hơn.

Tình trạng xây dựng

Bởi vì các đặc điểm vật lý của ngôi nhà sẽ giảm giá trị theo thời gian, nên một ngôi nhà mới sẽ có giá trị cao hơn một ngôi nhà cũ. Các bên thẩm định đánh giá tình trạng nhà dựa trên số lượng và mức độ sửa chữa cần thiết. Do đó, một ngôi nhà cũ được bảo trì tốt với nền móng vững chắc, cấu trúc và các hệ thống chức năng tốt cũng sẽ có giá trị cao hơn.

Người mua nên lưu ý đến tuổi của ngôi nhà dựa trên chất lượng và thiết kế của vật liệu và đồ đạc, chẳng hạn như phần cứng, ngói và các tính năng tiết kiệm năng lượng.

Cải tạo và nâng cấp

Khi được thực hiện một cách bài bản, việc tu sửa sẽ cải thiện giá trị và khả năng tiếp thị của ngôi nhà. Những ngôi nhà tương tự về độ tuổi, diện tích và chức năng có thể có giá bán khác nhau, do được nâng cấp theo kiến trúc hiện đại và lắp đặt thêm đồ đạc mới.

Một số cải tạo phổ biến bao gồm cảnh quan, nhà bếp, sàn nhà, đồ gia dụng, các hệ thống điều hòa và không khí, mái nhà, cửa sổ tiết kiệm năng lượng và sơn tường.

Quy hoạch

Quy hoạch là phương pháp được chính quyền sử dụng để thiết lập cách thức sử dụng đất đai trong một khu vực địa lý, như đất ở, đất công nghiệp, đất nông nghiệp…

Những ngôi nhà nằm trong các khu vực được quy hoạch để phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ có tiềm năng tăng giá lớn hơn. Tuy nhiên, nếu các lô đất nằm trong quy hoạch bị thu hồi hoặc không được phép cải tạo, xây dựng thì định giá sẽ giảm.

Lãi suất

Khi lãi suất thế chấp giảm, giá nhà tăng lên. Nói một cách đơn giản, khi việc sở hữu và duy trì một ngôi nhà trở nên hợp lý hơn, những người mua nhà mới sẽ tham gia vào thị trường. Những chủ nhà có đủ khả năng để đổi sang một ngôi nhà lớn hơn hoặc hiện đại hơn cũng tham gia thị trường. Nhu cầu mạnh mẽ này sẽ làm tăng giá trị ngôi nhà.

Nền kinh tế

Tăng trưởng kinh tế làm tăng giá trị nhà. Khi tỷ lệ việc làm tăng lên, nhiều người có thể đủ khả năng mua nhà. Khi một nền kinh tế phát triển lành mạnh cùng với niềm tin của người tiêu dùng, nhiều người mua sẽ tham gia vào thị trường, làm tăng nhu cầu và giá trị tài sản.

Nhưng đây không phải là con đường một chiều. Sự gia tăng giá trị bất động sản cũng sẽ kích thích nền kinh tế. Giá trị nhà tăng sẽ làm giàu thêm cho chủ nhà, những người này sẽ kích thích nền kinh tế bằng cách tăng chi tiêu. Trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, chủ nhà có dòng tiền lớn hơn để tái đầu tư vào việc bảo trì, cải tạo và nâng cấp, làm tăng thêm giá trị nhà.

Chính trị

Chính trị và kinh tế thường đi đôi với nhau. Các động thái của chính phủ giúp kích thích nền kinh tế và xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh sẽ đẩy giá nhà tăng trưởng bền vững hơn, bao gồm:

Lập pháp: Các chính sách được tạo ra để phục hồi thị trường bất động sản đang trì trệ, chẳng hạn như giảm lãi suất và ưu đãi thuế, có thể thúc đẩy nhu cầu và tăng giá trị bất động sản.

Không khí chính trị:. Niềm tin của người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị của đất nước. Giá trị nhà có xu hướng tăng nhiều hơn khi chính trị của một quốc gia ổn định.

Thảm họa

Khi nhà ở tại một khu vực bị phá hủy bởi thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo, giá trị của những căn nhà còn sót lại sẽ tăng lên do nguồn cung giảm và nhu cầu từ những chủ nhà phải chuyển đi cao hơn. Trong giai đoạn hậu thảm họa, khi hạ tầng được xây dựng trở lại, giá trị của nhà ở tại khu vực này cũng có xu hướng tăng.

Nhân khẩu học

Thế hệ millennium đang chiếm một phần ngày càng tăng trong nhóm người mua nhà, tạo ra nhiều thay đổi cho thị trường bất động sản do các nhu cầu đặc biệt của họ. Những người mua này, hiện đang trong độ tuổi nuôi dạy con cái, đang dần rời xa những ngôi nhà ở khu vực thành thị đắt đỏ và lựa chọn những ngôi nhà ở ngoại ô có diện tích lớn hơn và tiềm năng tăng giá tốt hơn.

Bí quyết giúp tăng giá trị nhà ở

Những cách đơn giản nhưng lại giúp tăng giá trị nhà ở

Sơn lại nhà.

Một trong những cách đơn giản nhất để giúp ngôi nhà trông nổi bật hơn, đó là tô lại một lớp sơn mới. Người mua chắc hẳn sẽ không quá “ưng” những ngôi nhà có các lớp sơn đã bong tróc, và sẽ thường trả giá thấp hơn cho những căn nhà như vậy. Do đó, chỉ cần bạn đầu tư công sức và một khoản phí không quá lớn để phủ lại lớp sơn cho ngôi nhà, giá trị căn nhà sẽ thay đổi đáng kể.

Thay thế mặt sàn gỗ.

Với những ngôi nhà/chung cư có sàn bằng gỗ, việc mặt sàn hỏng, thấm nước hay xuất hiện tình trạng nấm mốc theo thời gian sử dụng là điều khó tránh. Do đó, trước khi bán nhà/chung cư, bạn nên thay thế các lớp sàn gỗ này bằng một mặt sàn mới, vừa để thu hút sự chú ý của người mua, vừa giúp gia tăng giá trị tài sản.

Bảo trì và nâng cấp.

Tương tự như việc sơn lại nhà hay thay thế mặt sàn gỗ, trước khi bá nhà, bạn cũng nên đầu tư thời gian, công sức và thậm chí cả tiền bạc để bảo trì và nâng cấp lại các khu vực đã bị hỏng hoặc xuống cấp.

Chẳng hạn, bạn có thể lắp lại bồn rửa bát đĩa hoặc thay thế các kệ tủ bằng những sản phẩm mới. Điều này vừa giúp ngôi nhà trở nên mới hơn, vừa tạo được sự tin tưởng với người mua khi họ tới tham quan, qua đó giúp bạn dễ thương lượng để bán nhà với mức giá cao hơn.

Gia cố lại nhà cửa.

Với những ngôi nhà ở những khu vực có nguy cơ cao đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như mưa bão, giông lốc,… Việc gia cố lại là điều cần làm nếu bạn muốn bán được tài sản. Chắc hẳn sẽ không có ai muốn mua những ngôi nhà không vững chãi ở những khu vực có rủi ro cao như vậy.

Trang bị các thiết bị nhà thông minh (smarthome).

Với những căn nhà ở khu vực ngoại ô hoặc trong những thành phố lớn, xu hướng lắp đặt các thiết bị nhà ở thông minh (smarthome) ngày càng dược ưa chuộng. Chỉ cần bạn lắp đặt thêm một số thiết bị như khóa vân tay hay cửa tự động, giá trị căn nhà cũng đã thay đổi đáng kể.

Những thiết bị thông minh không chỉ giúp ngôi nhà trở nên hiện đại hơn, mà nhiều thiết bị còn giúp ngôi nhà giảm thiểu/tiết kiệm sử dụng năng lượng, đồng thời gia tăng tính bảo mật.

“Xanh hóa” ngôi nhà.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, xu hướng không gian xanh đang trở thành đề tài được nhiều người quan tâm. Không chỉ các doanh nghiệp, ngay cả người mua cá nhân giờ đây cũng có xu hướng tìm kiếm những ngôi nhà có không gian xanh, hoặc ít nhất có các thiết bị thân thiện với môi trường.

Việc thay đổi để giúp ngôi nhà tăng tính bền vững và tiết kiệm năng lượng nhất có thể không chỉ là một cách tiết kiệm về lâu dài, mà nó còn giúp thu hút sự quan tâm của nhiều người mua tiềm năng hơn, qua đó giúp bán có thêm cơ hội bán nhà với mức giá cao hơn.

By admin