Vai trò quan trọng của bếp- Quyết định sự thịnh vượng trong nhà
Theo quan niệm của cha ông ta, bếp có vai trò quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình. Còn thuật khoa học phong thủy cũng cho rằng, phòng bếp chính là nguồn tài lộc, là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà và được ví như dạ dày của một cơ thể.
Phòng bếp: Nơi quyết định sự thịnh vượng của gia đình
Phòng bếp cần phải đặt ở vị trí đảm bảo ánh sáng hài hòa, phải có cửa thông gió, tránh bị quá tối tăm, ẩm thấp. Bếp không nên bị nhìn trực diện từ cửa phòng khách, bên ngoài cổng hay đối diện nhà vệ sinh. Khoa học phong thủy cho rằng, vị trí của bếp còn phải tránh gió và tránh những nơi bị đường đi. Nếu gian bếp lộ thì sẽ bất lợi về mặt tài lộc của chủ nhân.
Bếp được xem là nơi “hậu cung”, vì thế phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà, không nên bố trí đối diện với cửa nhà hoặc phòng khách. Có thể sử dụng một quầy bar chắn giữa bếp và phòng khách, không chỉ tạo sự phân lớp không gian kiến trúc mà còn đảm bảo sự kín đáo. Tránh đặt bếp ngay dưới xà ngang vì theo khoa học phong thủy, nếu xà ngang áp trên bếp sẽ khiến gia chủ hao tài tốn của.
Bên cạnh đó, vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, sạch sẽ, không khí thoáng và đầy đủ ánh sáng. Một điều tối kỵ đó là chân bếp bị gập ghềnh, ghiêng lệch. Không được để mái nhà bếp bị dột hoặc có nước rơi vào. Bếp thuộc hỏa nên kỵ nhất với khí mát lạnh của nước, vì thế không đặt bàn nấu trên mương, rãnh hoặc đường nước. Không để hỏa lò kẹt giữa 2 đồ đạc có mang theo thủy như bồn rửa, tủ lạnh, máy giặt…
Khi năng lượng nhà bếp có lợi thì các thành viên trong gia đình sẽ có xu hướng thích quây quần ăn uống tại nhà, điều này sẽ giúp mối quan hệ của các thành viên trong gia đình được gắn kết hơn. Còn khi phòng bếp không nhận được năng lượng có lợi thì cả gia đình sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Trường hợp phòng bếp của bạn đã có sự trì trệ quá lâu, bẩn thỉu, bừa bộn nghiêm trọng thì cần làm nó sống lại bằng mọi cách. Việc làm sống lại phòng bếp sẽ có tác dụng tiếp thêm sinh lực cho sức khỏe, tài lộc và các mối quan hệ của bạn.
Vệ sinh thường xuyên để cải thiện của cải
Điều đơn giản nhất bạn có thể làm cho phòng bếp đó là luôn giữ bếp ngăn nắp và sạch sẽ. Trong đó, tủ lạnh và tủ bếp là 2 khu vực cần được vệ sinh sạch sẽ nhiều nhất.
Vệ sinh sạch sẽ trước khi lưu trữ thực phẩm
Thời điểm tốt nhất để bạn vệ sinh tủ lạnh hay tủ bếp là trước khi bạn bạn cất trữ thực phẩm mới mua được. Sau đó, hãy dành ra một vài phút để kiểm tra mọi thứ trong tủ lạnh và lấy ra những lọ, hộp, túi đựng thức ăn đã hết hoặc không sử dụng nữa.
Làm như vậy tủ lạnh của bạn trông sẽ sạch và gọn gàng hơn. Còn đối với tủ bếp, việc sắp xếp gọn gàng sẽ giúp công việc bếp núc trở nên nhanh và dễ dàng hơn.
Giải phóng bề mặt bếp
Nếu bạn muốn có cảm hứng nấu nướng và làm những món ăn ngon hơn và gia đình thì luôn luôn phải giữ cho bề mặt bếp được ngăn nắp. Điều này còn mở đường cho dòng chảy năng lượng tốt tràn vào phòng bếp và tác động lên toàn bộ cuộc sống của bạn.
Bỏ đi các đồ vật hư hỏng để tránh thất thoát về tài chính
Chảo chầy xước, bát đĩa sứt mẻ,… đều mang năng lượng tiêu cực đến với thực phẩm của bạn. Cần lưu ý, khi bạn thay thế bát đĩa sứt mẻ bằng đồ mới thì hãy nhớ vứt đồ cũ đi ngay lập tức.
Bố trí thùng rác ở góc khuất
Thông thường, dòng chảy năng lượng hay hướng về không gian tiêu cực, như thùng rác chẳng hạn. Do đó, nếu điều đầu tiên bạn nhìn thấy trong bếp là thùng rác bẩn thỉu thì có nghĩa là bạn đang nhìn thấy sự thất thoát năng lượng.
Thậm chí, các thực phẩm ôi thui, thối rữa trong thùng rác có thể khiến các mối quan hệ nhanh chóng xấu đi.
Hãy đặt thùng rác ở vị trí khuất tầm mắt hoặc trong ngăn tủ bếp có cửa và nhớ giữ cho nó sạch nhất có thể. Bạn sẽ ngạc nhiên trước thay đổi về cảm xúc khi không phải nhìn thấy thùng rác bẩn lù lù trước mặt mỗi lần bước vào phòng bếp.
Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng nên đặt một rổ đầy trái cây tươi, một vài cây gia vị tươi tốt hoặc dự trữ thật nhiều thức ăn để đảm bảo sự giàu có và dư thừa.
Việc có nhiều hơn 1 căn bếp trong nhà có xấu về mặt phong thủy không?
Nhà có 2 bếp không còn là chuyện hiếm thấy. Xu hướng thiết kế hiện nay, thường có 2 khu bếp:.
– Khu bếp có mùi, khu bếp sơ chế hay khu bếp ướt,…Gọi chung là “bếp kín”: Bên cạnh bếp này có thể là kho để thực phẩm, dụng cụ nấu nướng. Bếp này phục vụ cho những người nội trợ có thói quen nấu nướng hay có mùi, nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, khu bếp này cũng thường được bố trí sàn rửa, để tiện sơ chế, rửa chén đĩa số lượng nhiều hay rửa xoong nồi kích thước lớn. Khu bếp này thường xuyên được sử dụng cho việc nấu nướng hằng ngày, nên được tách riêng thành khu vực riêng, để không gây ảnh hưởng về thẩm mỹ cũng như gây ám khói, mùi cho các phòng khác. Bếp tuy kín, nhưng vẫn đảm bảo có ánh sáng tự nhiên, thoáng đãng.
– Khu bếp còn lại là “bếp mở”: chỉ dùng để hâm, chế biến thức ăn nhanh, nấu nướng hay sơ chế đơn giản, vậy nên ít có mùi,…Bếp này thường có kết hợp với bàn đảo, tạo không gian mở, thường liên kết với phòng khách, góp phần tạo nên thẩm mỹ cho căn nhà.
Căn bếp này thường không được sử dụng hằng ngày như “bếp kín” nhưng vẫn có vai trò nhất định trong căn nhà, vì thể hiện được sự sang trọng về kiến trúc và đẳng cấp của gia chủ. “Bếp mở” và “bếp kín” thường được đặt cạnh nhau để dễ dàng kết nối.
Một số trường hợp đặc biệt khác, nhà sẽ có nhiều hơn 2 bếp như:.
– Nhu cầu nấu nướng nhiều vì số lượng người trong nhà đông.
– Nhà ở kết hợp kinh doanh quán ăn, nhà hàng.
– Mỗi căn phòng trong nhà đều có 1 bếp nhỏ để thuận tiện cho từng cá nhân.
– Bếp đặt ở sân vườn, sân thượng, để phục vụ tiệc ngoài trời.
Từ những phân tích ở trên, ta thấy việc nhà có 2 bếp, phục vụ cho mong muốn thiết thực, đảm bảo nhu cầu hiện nay của các gia đình. Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm cho rằng nhà không nên có 2 bếp, vì bếp tượng trưng cho người phụ nữ, nhà có 2 bếp tức là có 2 người phụ nữ, dễ có những mối quan hệ bất chính bên ngoài.
Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm về phong thủy. Nhà có 2 hoặc nhiều hơn 2 bếp không ảnh hưởng đến phong thủy. Thế nhưng, khi nhà có 2 bếp thì việc bố trí về phong thủy sẽ phải thật kĩ lưỡng, vì phong thủy bếp có rất nhiều kiêng kị như:.
– Kị bếp không kín đáo, nhìn thẳng ra cửa chính.
– Kị bếp đối diện cửa phòng vệ sinh, cửa phòng ngủ.
– Kị bếp dựa vào tường, phía sau có giường kê sát.
– Kị bếp đặt trên, dưới, bên cạnh, đối diện các yếu tố liên quan đến nước.
– Kị bếp đặt dưới xà ngang (dầm, đà).
– Kị góc nhọn chĩa vào bếp.
– Kị bếp không có điểm tựa.
– Kị sau bếp có cửa sổ.
– Kị bếp đặt ngay trung tâm nhà.
– Kị cầu thang xông thẳng bếp.
– Kị bếp nấu đặt dưới gầm thang.
– Ngoài những kiêng kị trên, còn phải đáp ứng nhiều nguyên lí về hình thế lẫn lí khí về phong thủy bếp.
Trường hợp khó thỏa mãn cả 2 bếp về việc bố trí, thì nên ưu tiên bếp sử dụng thường xuyên nhất, sẽ bố trí chuẩn về phong thủy nhất, sau đó mới cân nhắc đến bếp thứ 2.