Thế nào nào là môi giới bất động sản?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014, môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Hay nói cách khác, chủ thể thực hiện môi giới bất động sản sẽ là bên trung gian thứ ba, giúp bên mua và bên bán thỏa thuận, giao dịch với nhau.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hợp tác kinh doanh, phát triển kinh tế ở nước ta ngày càng lớn. Thực tế, để có nền tảng hoạt động, phát triển, đầu tư, thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải có mặt bằng. Đồng thời, trong xu thế thương mại hóa ngày này, đất đai ngày càng có những tiềm lực, giá trị đặc biệt cao. Chính vì những lý do này, nhu cầu kinh doanh bất động sản đang dần có những biến chuyển rõ rệt. Đây được xem là một trong những nút thắt quan trọng, dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của hoạt động môi giới bất động sản.
Môi giới bất động sản thực chất là một loại hình hoạt động kinh doanh, thương mại. Tại đó, bên môi giới (bên thứ ba) sẽ là bộ phận trung gian, giúp các bên còn lại đi đến một thỏa thuận chung trong quan hệ dân sự liên quan đến bất động sản.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn M (33 tuổi), thường trú tại Quảng Ninh. Anh M có nhu cầu mua đất để mở xưởng sản xuất gỗ. Anh M đã liên hệ cho bên môi giới bất động sản (trụ sở tại Quảng Ninh) để tìm mua đất. Bên môi giới đã giúp anh M tìm bên có nhu cầu bán. Sau một thời gian, anh M đã làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bên được môi giới khác là chị Trần Thị L. Giao dịch thành công. Bên môi giới được trả phí môi giới.
Khi tham gia thực hiện môi giới bất động sản, bên môi giới và bên được môi giới sẽ thỏa thuận với nhau về phí môi giới, quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng môi giới bất động sản. Khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, các bên sẽ dựa vào thỏa thuận này để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản:
Môi giới bất động sản là hoạt động kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận. Do đó, khi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, các bên cần đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của luật. Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản như sau:
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Có thể thấy, điều kiện đầu tiên cần đảm bảo để kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là phải đảm bảo tuân thủ quy định về thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2020. Như đã nói, bản chất của hoạt động môi giới bất động sản là hình thức kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận. Vậy nên, khi tiến hành hoạt động này, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo điều kiện về thành lập công ty. Đây là cơ sở để Nhà nước quản lý hoạt động của các chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản một cách cụ thể và đạt kết quả cao nhất. Đồng thời, đây là cơ sở để cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản đúng theo trình tự, quy định của pháp luật. Được Nhà nước bảo hộ khi có các tình huống bất ngờ phát sinh xảy ra.
– Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trong trường hợp không đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản, các cá nhân có thể thực hiện kinh doanh dịch vụ này một cách độc lập. Tuy nhiên, việc hoạt động dịch vụ kinh doanh môi giới bất động sản này đòi hỏi các cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề và đăng ký thuế theo quy định của pháp luật. Đây cũng được xem là một trong những cơ sở để Nhà nước quản lý hoạt động của loại hình dịch vụ này một cách chuẩn chỉnh, chính xác và đạt kết quả cao nhất.
– Một điều kiện khác mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản cần đảm bảo là không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản. Điều kiện này giúp hoạt động môi giới bất động sản diễn ra khách quan, trung thực, toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất. Nếu cá nhân, tổ chức vừa là bên môi giới, vừa là bên thực hiện hợp đồng thì nó không đảm bảo tính ổn định trong bản chất của môi giới bất động sản.
Có thể thấy, các điều kiện về kinh doanh dịch vụ bất động sản mà Nhà nước đưa ra mang tính khách quan cao. Đây là cơ sở để các cá nhân, tổ chức dựa vào để xác định phương hướng hoạt động kinh doanh dịch vụ loại hình này. Trong một số trường hợp nhất định, đây cũng là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, giám sát xem việc kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có diễn ra theo đúng quy định của pháp luật hay không. Hơn hết, nó giúp công tác quản lý của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của người dân đạt hiệu quả tối ưu nhất, đảm bảo chất lượng của loại hình kinh doanh môi giới bất động sản.
Bí quyết chọn môi giới trong giao dịch bất động sản
Đánh giá kinh nghiệm.
Các nhà môi giới bất động sản nhiều kinh nghiệm chắc hẳn sẽ là những người có thể hiểu rõ về thị trường địa phương, nắm bắt được các xu hướng, giá cả và cả thông tin ở các thị trường lân cận. Điều này đặc biệt có giá trị khi định giá tài sản, hoặc đưa ra một lời đề nghị hợp lý trong quá trình đàm phán.
Họ cũng có nhiều thời gian hơn để củng cố mối quan hệ với các đại lý, nhà môi giới, chuyên gia trong ngành khác, những người có thể giúp tìm người mua hoặc người bán tiềm năng nhanh hơn.
Yêu cầu xác thực thông tin.
Hiện nay, nhiều nhà môi giới bât động sản hoạt động một cách tự do, nhưng trên thực tế, để theo đuổi một cách chuyên nghiệp, các nhà môi giới cần có chứng chỉ hành nghề.
Ở một số khu vực nhất định, bạn có thể kiểm tra giấy phép hành nghề, thông tin của các nhà môi giới thông qua một số trang web, hiệp hội hoặc các hội nhóm danh tiếng, uy tín trên các trang mạng xã hội.
Sự giới thiệu.
Để có thể yên tâm làm việc cùng các nhà môi giới hơn, bạn có thể tìm kiếm thông qua sự giới thiệu. Bạn có thể hỏi người thân, bạn bè hoặc những người bạn tin tưởng để tìm hiểu về những nhà môi giới tiềm năng mà bạn có thể hợp tác.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về những nhà môi giới tiềm năng thông qua đề xuất trên các trang web của các sàn giao dịch, công ty bất động sản lớn, đã khẳng định được tên tuổi và có những chính sách hỗ trợ, khiếu nại rõ ràng khi có vấn đề xảy ra.
Kiểm tra danh tiếng.
Như đã đề cập, bạn có thể tìm hiểu thông tin của các nhà môi giới thông qua nhiều nguồn khác nhau. Với sự phát triển của internet và mạng xã hội, ngày nay có rất nhiều hội nhóm lớn về bất động sản xuất hiện trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, Instagram,… Giúp bạn có thể tìm hiểu thông tin và danh tiếng cũng như độ uy tín về các nhà môi giới bất động sản một cách nhanh chóng và đơn giản.
Yêu cầu các nhà môi giới đưa ra các số liệu cụ thể.
Một nhà môi giới bất động sản uy tín và có trách nhiệm trong công việc sẽ không ngại việc phải đưa ra một số thương vụ giao dịch thành công mà họ từng thực hiện trước đây.
Thông qua những dữ liệu này, bạn có thể tham khỏa từ những người trước đó đã từng làm việc với các nhà môi giới này, từ đó có thể đánh giá về khả năng hợp tác giữa hai bên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể so sánh số liệu về các thương vụ giao dịch thành công giữa nhiều nhà môi giới để có cái nhìn tổng quan hơn về khả năng của từng người, cũng như có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm nhà môi giới phù hợp để hợp tác.