- Hiệp phương sai (Covariance)
- Hệ số tương quan (Correlation)
- Thực hành tính hiệp phương sai và hệ số tương quan
- Tỷ số tương quan
- Tương quan tuyến tính và hệ số tương quan Pearson
- Các giả định trong phân tích tương quan tuyến tính
- Chuẩn đoán quan hệ tuyến tính của 2 biến bằng biểu đồ phân tán
- Thực hành tính hiệp phương sai và hệ số tương quan Pearson trong SPSS
- Giá trị sig trong bảng hệ số tương quan Pearson
- Sử dụng hệ số tương quan Pearson khi nào
- Tương quan hạng Spearman
- Tương quan hạng Kendall
- Thực hành tương quan hạng Spearman và tương quan hạng Kendall trên SPSS
- Hệ số tương quan riêng
- Quan hệ giá- lượng cầu và hiện tượng hàng đắt vẫn cháy, hàng rẻ vẫn ế
- Tính hệ số tương quan riêng trên SPSS
- Trình bày kết quả phân tích tương quan
- Viết kết quả phân tích tương quan Pearson
Cập nhật: 17/09/2022 bởi admin0
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
Hệ số tương quan tuyến tính Pearson
Hệ số tương quan Pearson, được ký hiệu là r là một chỉ số thống kê đo lường mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai biến định lượng (phụ thuộc nhau theo dạng hàm bậc nhất).
Theo định nghĩa, hệ số tương quan r giữa 2 biến x, y được tính bằng công thức sau
Như vậy r chính là hiệp phương sai của 2 biến đã được chuẩn hóa.
Một số tính chất của hệ số tương quan Pearson
- Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1.
- Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau.
- Nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối.
- Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r <0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì y tăng). Nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng tăng theo.
- Giá trị tuyệt đối của r> 0,9 thì mối liên hệ rất chặt chẽ.
- Giá trị tuyệt đối của trong khoảng 0,7 đến 0,9 thì mối liên hệ tương đối chặt chẽ.
- Giá trị tuyệt đối của r trong khoảng 0,5 đến 0,7 thì mối liên hệ bình thường (trong dự đoán thường không sử dụng r này đối với tiêu thức số lượng nhưng với tiêu thức thuộc tính thì vẫn sử dụng).
- Giá trị tuyệt đối của r < 0,5 : Mối liên hệ hết sức lỏng lẻo.
Xem thêm: Viết kết quả phân tích tương quan Pearson trong bài