- Hiệp phương sai (Covariance)
- Hệ số tương quan (Correlation)
- Thực hành tính hiệp phương sai và hệ số tương quan
- Tỷ số tương quan
- Tương quan tuyến tính và hệ số tương quan Pearson
- Các giả định trong phân tích tương quan tuyến tính
- Chuẩn đoán quan hệ tuyến tính của 2 biến bằng biểu đồ phân tán
- Thực hành tính hiệp phương sai và hệ số tương quan Pearson trong SPSS
- Giá trị sig trong bảng hệ số tương quan Pearson
- Sử dụng hệ số tương quan Pearson khi nào
- Tương quan hạng Spearman
- Tương quan hạng Kendall
- Thực hành tương quan hạng Spearman và tương quan hạng Kendall trên SPSS
- Hệ số tương quan riêng
- Quan hệ giá- lượng cầu và hiện tượng hàng đắt vẫn cháy, hàng rẻ vẫn ế
- Tính hệ số tương quan riêng trên SPSS
- Trình bày kết quả phân tích tương quan
- Viết kết quả phân tích tương quan Pearson
Cập nhật: 17/09/2022 bởi admin0
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
Ý tưởng của hệ số tương quan hạng Spearman
Tương quan hạng Spearman được sử dụng thay thế tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến được xếp hạng hoặc một biến được xếp hạng và một biến đo lường không yêu cầu có phân phối chuẩn.
Nói đơn giản chút, hệ số tương quan Pearson là hệ số tương quan tuyến tính. Nếu bạn kiểm định Pearson và kết luận X có tương quan với Y thì có thể cho là X và Y có quan hệ tuyến tính với nhau. Còn ngược lại thì cũng chỉ có thể tạm kết luận rằng X và Y không quan hệ tuyến tính. Chứ nếu nó quan hệ với nhau theo kiểu abc xyz nào đó thì ta chưa biết
Tương quan hạng Spearman giữa X và Y nói đơn giản là xem xét tính đơn điệu của 2 biến này với nhau. Nếu hệ số tương quan dương thì kết luận là X tăng Y cũng tăng. Nếu hệ số tương quan âm thì kết luận là X tăng Y giảm
Tính toán tương quan hạng Spearman thủ công
Đơn giản hơn, và đọc xong thì bạn cũng biết tính luôn hệ số tương quan hạng Spearman như thế nào.
Để tính tương quan hạng giữa 2 biến X và Y ta làm như sau
- Bước 1: Sắp xếp từng biến X và Y theo thứ tự tăng dần (hoặc giảm dần), nhưng phải thống nhất
- Bước 2: Đánh lại số thứ tự (số hạng) tương ứng từ 1 đến n
- Bước 3: Dùng hệ số tương quan Pearson để tính tương quan cho 2 “biến hạng” ta vừa thu được
Các bạn có thể thử xem nhé