- Phân tích hồi quy tuyến tính trên SPSS
- Giới thiệu loạt bài viết về Hồi quy tuyến tính trên SPSS
- Hồi quy và hồi quy tuyến tính
- Mô hình hồi quy đơn biến và đa biến
- So sánh phân tích tương quan và phân tích hồi quy
- Thực hành hồi quy tuyến tính trên SPSS
- Các yêu cầu và giả định trong phân tích mô hình hồi quy tuyến tính
- Phân tích hồi quy cơ bản: Phần 1: Hệ số xác định R2
- Phần 2: Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy: Thống kê F và bảng ANOVA
- Phần 3: Hệ số hồi quy và kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy- Bảng Coefficients
- Phần 4: Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy- Bảng Coefficients
- Phần 5: Viết phương trình hồi quy
- Sử dụng hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá và chuẩn hoá sao cho hợp lý
- Các sai lầm hay gặp khi phân tích hồi quy
- Có cần bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê ra khỏi mô hình và thực hiện hồi quy lại không?
- Một số tính chất của mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến
- Hồi quy tuyến tính không có hệ số chặn trên SPSS
- Lựa chọn mô hình- sự có mặt của các biến không cần thiết
- Thủ tục đánh giá sự có mặt của các biến không cần thiết bằng SPSS
- Hiệu chỉnh mô hình hồi quy bội bằng kỹ thuật đưa biến Stepwise
- Chẩn đoán mô hình với kỹ thuật Bootstrap
- Kiểm tra các điểm bất thường và cải thiện mô hình
- Có cần kiểm tra tương quan trước khi chạy hồi quy
- Khuyết tật và kiểm tra khuyết tật trong mô hình hồi quy tuyến tính
- Làm đẹp một số đồ thị khi trình bày kết quả hồi quy tuyến tính
- Viết kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
- Tổng hợp kết quả hàm hồi quy lên bảng 1 cột
- Văn mẫu: Lý thuyết tương quan và hồi quy tuyến tính
- Văn mẫu: Trình bày kết quả tương quan và hồi quy tuyến tính
Cập nhật: 14/09/2022 bởi admin0
Xin phép đưa bài viết này lên trước, sau đó mới đề cập đến rất nhiều vấn đề lý thuyết hơn.
Tạm thời các bạn cứ thực hiện máy móc để có thể có được kết quả minh họa trực quan nhất trên SPSS. Sau khi đọc hết seri bài viết này các bạn sẽ biết cách thực hành chủ động miễn sao đặt được mục đích. Khi đó các bạn sẽ hết “máy móc”
Tất nhiên trong các phần sau khi có các kiểm định sâu hơn thì có thể các bạn cần thực hiện lại các bước này, để click thêm những lựa chọn sâu. Các phần đó cũng có thể dùng bộ dữ liệu khác để phù hợp với tính chất bài viết.
Các bước dưới đây minh hoạ các thao tác cơ bản nhất khi thực hiện phân tích hồi quy trên SPSS
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
Các thao tác cơ bản trên phần mềm
Bước 1: Analyze -> Regression -> Linear…
Bước 2: Đưa biến
Đưa biến phụ thuộc vào ô Dependent
Đưa các biến độc lập vào ô Independent(s)
Bước 3: Tại mục Statistics ta chọn thêm 1 số đại lượng cần thống kê
Ngoài 2 dấu tích sẵn như màn hình thông thường ta hay tính thêm:
+ Giá trị Collinearity Diagnostics: Tính toán hệ số đại phương đại phương sai VIF để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến
+ Thống kê Durbin-Watson: Kiểm tra hiện tượng tự tương quan bậc 1 giữ các phần dư (chỉ hữu dụng vơi số liệu thời gian, không cần thiết với dữ liệu chéo, tuy nhiên nhiều bài vấn tính và đưa vào. Thôi thì thà thừa còn hơn thiếu)
+ Confidence Intervals và chọn level tương ứng: Tính toán khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy.
+ Các giá trị khác các bạn tự tìm hiểu thêm nhé!
Bước 4. Tại mục Plots… chúng ta có thể lựa chọn vẽ 1 số biểu đồ
Thông thường người ta sẽ vẽ 2 đồ thị
+ Đồ thị 1 thể hiện phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán, để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Sách Hoàng Trọng- Mộng Ngọc trang 226, tập 1
+ Đồ thị phân bố Histogram của phần dư đã chuẩn hóa để xem phần dư có phân phối chuẩn hay không
Bước 5: Tại mục Save… ta xem xét lưu lại 1 số giá trị nào đó
Ta chỉ lưu lại (nếu cần thiết) để dùng ở các bước tiếp theo/ dùng cho mục đích khác. Ở đây tạm thời chỉ giới thiệu chứ chưa cần lưu lại giá trị nào.
Cuối cùng ta nhấn Continuce -> OK để thực hiện tính toán. Sau đó sẽ thu được kết quả tại output.