Thang đo Likert: Định nghĩa và cách sử dụng

This entry is part 3 of 20 in the series Độ tin cậy của thang đo Cronbach's Alpha

Cập nhật: 04/10/2022 bởi admin0

Thang đo Likert

Định nghĩa

Thang đo Likert là một thang đo thường có từ 5 đến 7 cấp độ mô tả thái độ của con người đối với một vấn đề nào đó. Thang đo này được đặt theo tên của người đã tạo ra nó – nhà khoa học xã hội người Mỹ, Rensis Likert. Tất nhiên bạn có thể dùng 4-6-8-10 hay 1000 cấp, là tùy các bạn nhé.

Thang đo này ngày càng trở nên phổ biến và được tin dùng cho các cuộc khảo sát lấy ý kiến vì nó là một trong những thang đo đáng tin cậy nhất để đo lường ý kiến, nhận thức và hành vi.

So với những câu hỏi khảo sát chỉ cung cấp hai đáp án, thì những câu hỏi có có câu trả lời ở nhiều mức độ như kiểu Likert sẽ giúp người làm khảo sát có được những phản hồi chi tiết nhất có thể, để từ đó, xây dựng những chiến lược, những kế hoạch một cách hiệu quả nhất. Những doanh nghiệp thực hiện khảo sát dựa trên thang đo Likert sẽ có được những đánh giá chi tiết nhất của khách hàng, để từ đó đưa ra được những kế hoạch cải thiện sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất.

Các câu hỏi theo thang đo Likert được sử dụng trong nhiều loại khảo sát khác nhau. Để giúp bạn đọc hình dung một cách rõ ràng và chính xác nhất về thang đo này, một số ví dụ dưới đây để bạn đọc có thể tham khảo:

Ví dụ 1: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của công ty:

Rất hài lòng- Hài lòng- Bình thường- Không hài lòng- Rất không hài lòng

Ví dụ 2: Phản hồi về sự kiện mà bạn vừa tham gia

Vô cùng hữu ích- Hữu ích- Hữu ích một phần- Không hữu ích lắm- Rất không hữu ích

Một điều tuyệt vời mà thang đo Likert có thể mang đến cho người sử dụng đó là nó có thể giúp bạn tránh được một số cạm bẫy cơ bản và phổ biến trong quá trình thiết kế các cuộc khảo sát như tạo ra những câu hỏi mà người tham gia khảo sát không biết phải trả lời như thế nào. Nếu tạo ra những câu hỏi khó trả lời như vậy, bạn có thể đã gây ra tâm lí chán nản cho người tham gia khảo sát, và họ bắt đầu trả lời nhanh chóng đến mức qua loa. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu cuộc khảo sát của bạn.

Bạn nên sử dụng bảng câu hỏi theo mô hình thang đo Likert khi nào?

Vì có rất nhiều dạng câu hỏi khảo sát, nên bạn băn khoăn không biết khi nào nên dùng câu hỏi Likert cho cuộc khảo sát của mình? Các chuyên gia cho rằng, thang đo Likert là công cụ tuyệt vời nhất để đào sâu vào một chủ đề cụ thể. Nếu bạn muốn tìm hiểu thái độ cũng như suy nghĩ của mọi người một cách chi tiết, thì bảng câu hỏi Likert chính là một công cụ tuyệt vời. Dưới đây là một số trường hợp mà bạn có thể nghĩ đến việc tạo ra một bảng hỏi khảo sát theo thang đo Likert:

Mọi người đang phản ứng như thế nào đối với sản phẩm mới của bạn?

Nhân viên cảm thấy thế nào về những điều luật thay đổi gần đây của công ty?

Khách hàng cảm thấy thế nào về dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty?

Người tham dự cảm thấy như thế nào đối với sự kiện bạn vừa tổ chức?

Các chuyên gia gọi những câu trả lời cho các cuộc khảo sát là phương sai, càng có nhiều phương sai, thì bạn càng dễ dàng đánh giá được sắc thái suy nghĩ của ai đó một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Làm thế nào để tạo ra một bảng câu hỏi theo mô hình thang đo Likert?

Mặc dù làm các cuộc khảo sát dựa theo thang đo Likert sẽ mang đến hiệu quả vô cùng cao, tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi bạn biết cách đặt các câu hỏi Likert một cách chính xác. Những câu hỏi khảo sát theo mô hình Likert phải được sử dụng những cụm từ thật chính xác, súc tích, tránh gây nhầm lẫn và tăng tính hiệu quả

Ví dụ, khi đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của nhà hàng hay không, thì thay vì đặt ra câu hỏi với cách dùng từ chung chung như “Bạn có thấy hài lòng với chất lượng và dịch vụ của nhà hàng chúng tôi hay không?”, thì bạn có thể đưa ra những câu hỏi cụ thể và chi tiết hơn như “Bạn có hài lòng với tốc độ phục vụ của nhà hàng hay không?”, “Bạn có hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên trong nhà hàng hay không?”… Khi tạo ra các câu hỏi Likert, hãy tạo ra những câu hỏi cho từng đối tượng cụ thể, có như vậy, câu trả lời mà bạn nhận được sẽ chi tiết và hữu ích hơn rất nhiều.

Khi tạo ra các câu trả lời cho các câu hỏi theo mô hình Likert, bạn cần chú ý về việc sử dụng các tính từ chỉ mức độ. Nên sử dụng những tính từ có độ chính xác cao, tránh mang đến cho người tham gia khảo sát cảm giác bối rối khi trả lời vì không biết mức độ nào tốt hơn, mức độ nào tệ hơn.

Series Navigation<< Mở đầu về thang đo và phân loại thang đoLời khuyên khi sử dụng và phân tích dữ liệu thang đo Likert >>

Trang: 1 2 3