Thang đo đa hướng trong nghiên cứu

This entry is part 3 of 35 in the series Phân tích nhân tố (Factor Analysis)

Cập nhật: 10/03/2022 bởi admin0

Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)

Khái niệm

Như tên gọi của nó, một thang đo dùng để đo lường nhiều yếu tố, nhiều khái niệm có tính chất khác nhau (thứ nguyên) thì được gọi là một THANG ĐO ĐA HƯỚNG

Đây là thang đo phổ biến trong các nghiên cứu, marketing, nghiên cứu xã hội,……. được lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và cần thiết phải có để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Lấy ví dụ, nếu bạn muốn xem xét các yếu tố cơ bản trong marketing mix (4P) ảnh hưởng như thế nào tới doanh thu của 1 công ty/ 1 ngành hàng/….  thì bạn phải có 1 bộ thang đo để đo lường các yếu tố: Sản phẩm, Giá, Phân phối, Xúc tiến và Doanh thu.

Mỗi yếu tố trên khi đo lường nó lại giống như 1 biến tiềm ẩn, xem lại tại https://vaxidi.com/bien-tiem-an. Như vậy để đo lường hết các yêu tố trên ta sẽ có 1 tập hợp lớn các biến quan sát và tạo nên một thang đo đồ sộ (mỗi khái niệm đo bằng 4-5 biến quan sát thì ta sẽ cần đến trên dưới 20 biến quan sát)

Nhưng để có 1 thang đo đa hướng quả không đơn giản? Và làm sao biết dữ liệu có thỏa mãn tính đa hướng ấy hay không? Làm sao để xử  lý một bộ thang đo cồng kềnh như thế?

Xin mời các bạn theo dõi các phần tiếp theo nhé.

Series Navigation<< Dữ liệu thực hànhPhân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) >>

Trang: 1 2 3