- Độ tin cậy của thang đo cronbach’s alpha trên SPSS
- Mở đầu về thang đo và phân loại thang đo
- Thang đo Likert: Định nghĩa và cách sử dụng
- Lời khuyên khi sử dụng và phân tích dữ liệu thang đo Likert
- Biến tiềm ẩn
- Độ tin cậy của thang đo
- Khái niệm thang đo và cấu tạo thang đo trong phân tích Cronbach’s Alpha
- Hệ số Cronbach’s Alpha: Cách tính và một số tiêu chuẩn
- Thực hành kiểm tra hệ số Hệ số Cronbach’s Alpha trên SPSS
- Hiệu chỉnh thang đo và cách xử lý các trường hợp kết quả hay gặp trong thực tế
- Hiệu chỉnh thang đo tổng quát
- Giải pháp cuối cùng khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha không đạt
- Tổng hợp bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha trong bài
- Viết phân tích Cronbach’s Alpha trong bài
- Giá trị Squared Multiple Correlation trong bảng phân tích Cronbach’s Alpha là gì?
- Vấn đề hệ số cronbach’s alpha quá cao
- Đọc thêm: Khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết của hệ số Cronbach’s Alpha
- Đọc thêm: Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation trong phân tích Cronbach’s Alpha
- Văn mẫu: Lý thuyết phân tích Cronbach’s Alpha
- Văn mẫu: Trình bày kết quả Cronbach’s Alpha trong luận văn
Cập nhật: 04/10/2022 bởi admin0
Bài viết có nội dung về khái niệm “thang đo” là thuật ngữ có thể các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trong nghiên cứu và phân tích dữ liệu với SPSS
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
Khái niệm thang đo
Thang đo hiểu đơn giản là “quy ước về các bậc thang để đo lường dữ liệu”
Chúng ta cần thang đo và hiểu quy ước này để ghi nhận thông tin khi khảo sat, mã hóa dữ liệu,…..
Ví dụ: một số thang đo các bạn không lạ gì nữa
nam= 1, nữ=2
THPT=1, đại học = 2, Trên đại học =3
Hoàn toàn không đồng ý =1, không đồng ý =2, trung lập =3, đồng ý =4, hoàn toàn đồng ý =5
Căn cứ vào các quy ước với mỗi thang đo ta ghi chép lại dữ liệu theo các quy tắc trên bằng các con số, khi đó 1-2-3…… chính là các số đo.
Các loại thang đo
Có thể bạn đã biết (phần này các bạn đọc cũng được, không đọc cũng được vì có thể các bạn biết rồi)
Thang đo danh nghĩa (Nominal scale)
Là loại thang đo sử dụng cho dữ liệu thuộc tính mà các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc. Các con số không có mối quan hệ hơn kém, không thực hiện các phép tính đại số. Các con số chỉ mang tính chất mã hóa. Ví dụ: tiêu thức giới tính ta có thể đánh số 1 là nam, số 2 nữ.
Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)
Là loại thang đo dùng cho các dữ liệu thuộc tính. Tuy nhiên, trường hợp này biểu hiện của dữ liệu có sự so sánh. Ví dụ: trình độ thành thạo của công nhân được phân chia ra bậc thợ từ 1 đến 7. Phân loại giảng viên trong các trường đại học: Giáo sư, Phó giáo sư, Giảng viên chính, Giảng viên. Thang đo này cũng không thực hiện được các phép tính đại số.
Thang đo khoảng (Interval scale)
Là loại thang đo cho các dữ liệu số lượng. Là loại thang đo cũng có thể dùng để xếp hạng các đối tượng nghiên cứu nhưng khoảng cách bằng nhau trên thang đo đại diện cho khoảng cách bằng nhau của đối tượng. Với thang đo này ta có thể thực hiện các phép tính đại số (trừ phép chia không có ý nghĩa). Ví dụ như điểm môn học của sinh viên. Sinh viên A có điểm thi là 8, sinh viên B có đểm là 4 thì không thể nói rằng sinh viên A giỏi gấp hai lần sinh viên B.
Thang đo tỷ lệ (Ratio scale)
Là loại thang đo cũng có thể dùng dữ liệu số lượng. Trong các loại thang đo thì đây là thang đo cao nhất. Ngoài đặc tính của thang đo khoảng, phép chia có thể thực hiện được. Ví dụ: thu nhập trung bình một tháng của ông A là 2 triệu đồng và thu nhập của bà B là 4 triệu đồng thì ta có thể nói rằng thu nhập trung bình trong một tháng của bà B gấp 2 lần thu nhập của ông A.