Cập nhật: 10/03/2022 bởi admin0
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm người tiêu dùng phân theo giới tính, tác giả sử dụng phép kiểm định Independent-Sample T-test cùng mức ý nghĩa =
5% (tức là độ tin cậy 95%), tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định theo nhóm giới tính | ||||||||||||
Kiểm định | Kiểm định t-test | |||||||||||
Levene | ||||||||||||
Sự khác | Sự | Khoảng tin cậy | ||||||||||
khác | 95% | |||||||||||
Sig. (2- | biệt | |||||||||||
F | Sig. | t | df | biệt độ | ||||||||
tailed) | trung | Thấp | Cao | |||||||||
lệch | ||||||||||||
bình | hơn | hơn | ||||||||||
chuẩn | ||||||||||||
Giả định | ||||||||||||
phương sai | 2,579 | 0,110 | -0,498 | 257 | 0,619 | -0,04565 | 0,09172 | -0,22627 | 0,13497 | |||
bằng nhau | ||||||||||||
IN | Giả định | |||||||||||
phương sai | -0,494 | 242,582 | 0,622 | -0,04565 | 0,09241 | -0,22768 | 0,13637 | |||||
không | ||||||||||||
bằng nhau |
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Kết quả tại Bảng 4.17 cho thấy trong kiểm định Levene, giá trị Sig. của IN bằng 0,110 > 0,05 thì phương sai giữa 2 nhóm giới tính của người tiêu dùng không khác nhau. Tác giả sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần giả định phương sai bằng nhau, với Sig. của IN bằng 0,619 > 0,05. Do đó, tác giả có thể kết luận rằng: Ở độ tin cậy 95%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định mua sách trực tuyến của người tiêu dùng TP. HCM giữa hai nhóm người tiêu dùng nam và nữ.
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm người tiêu dùng phân theo độ tuổi, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa = 5% (tức là độ tin cậy 95%), tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 4.18: Kiểm định Levene phƣơng sai đồng nhất
Thống kê Levene | df1 | df2 | Sig. | |||
IN | 0,319 | 3 | 255 | 0,812 |
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
64
Bảng 4.19: Kết quả ANOVA
Tổng | df | Trung bình | F | Sig. | ||
biến thiên | biến thiên | |||||
Giữa nhóm | 1,686 | 3 | 0,562 | 1,039 | 0,376 | |
IN | Trong nhóm | 137,971 | 255 | 0,541 | ||
Tổng | 139,658 | 258 |
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Kết quả kiểm định ANOVA từ SPSS 20.0 cho thấy: kiểm định Levene về phương sai đồng nhất không có ý nghĩa (Sig. = 0,812 > 0,05; Bảng 4.18), nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig. = 0,376 > 0,05; Bảng 4.19). Vậy, ta có thể kết luận: Ở độ tin cậy 95% không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định mua sách trực tuyến giữa bốn nhóm người tiêu dùng có độ tuổi khác nhau.
4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập
Để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm người tiêu dùng phân theo mức thu nhập, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa = 5% (tức là độ tin cậy 95%), tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 4.20: Kiểm định Levene phƣơng sai đồng nhất
Thống kê Levene | df1 | df2 | Sig. | ||
IN | 0,267 | 3 | 255 | 0,849 | |
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Bảng 4.21: Kết quả ANOVA
Tổng | Trung bình | |||||
biến thiên | df | biến thiên | F | Sig. | ||
Giữa nhóm | 0,690 | 3 | 0,230 | 0,422 | 0,737 | |
IN | Trong nhóm | 138,968 | 255 | 0,545 | ||
Tổng | 139,658 | 258 | ||||
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
65
Kết quả kiểm định ANOVA từ SPSS 20.0 cho thấy: kiểm định Levene về phương sai đồng nhất không có ý nghĩa (Sig. = 0,849 > 0,05; Bảng 4.20), nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Tiếp theo, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig. = 0,737 > 0,05; Bảng 4.21). Vậy, ta có thể kết luận: Ở độ tin cậy 95% không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định mua sách trực tuyến giữa bốn nhóm người tiêu dùng có thu nhập khác nhau.