- Mở đầu về các kiểm định so sánh giá trị trung bình trên SPSS
- Kiểm định trung bình một mẫu (so sánh với 1 số cho trước): One sample t test
- So sánh trung bình cặp biến quan sát của cùng 1 mẫu- Paired sample t test
- So sánh trung bình của một mẫu trùng nhau trong nhiều thời điểm
- So sánh trung bình 2 mẫu độc lập: Independent sample t test
- Các kịch bản kết quả phân tích Independent sample t test
- Đưa kết quả Independent sample t test vào bài viết
- Đọc thêm: Phân tích Summary Independent sample t test: Kiểm định t 2 mẫu độc lập tóm tắt trên SPSS 26+
- So sánh trung bình nhiều mẫu độc lập: One-way ANOVA
- Các kịch bản phân tích One-way ANOVA
- Đưa kết quả One-way ANOVA vào bài viết
- Trình bày các kiểm định t test/ one way ANOVA trong bài làm
- Dùng nhiều lần independent sample t test thay thế one-way ANOVA được không?
- Đọc thêm: Kiểm định Levene về sự đồng nhất của phương sai
- Văn mẫu: Trình bày kết quả so sánh giá trị trung bình (Kiểm định sự khác biệt)
Cập nhật: 05/10/2022 bởi admin0
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
Giới thiệu
Paired sample t test là bài kiểm tra theo phân phối t cho 1 mẫu nghiên cứu
Trên 1 mẫu nghiên cứu, ta đo lường 2 hay nhiều biến quan sát, sau đó so sánh trung bình của chúng với nhau chính là ứng dụng của bài toàn này.
Ví dụ như:
+ Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng vào 2 thời điểm xem sự hài lòng có được cải thiện không
+ Đo lường điểm tra của 1 nhóm học sinh trước và sau khi áp dụng phương pháp học mới xem tiến bộ đến đâu
+ So sánh điểm kiểm tra 2 môn của 1 nhóm học sinh để xem các em học môn nào tốt hơn
Bài toán cơ bản:
Cho bộ data có dạng như sau, gồm n quan sát. X1 có trung bình là µ1, X2 có trung bình là µ2
OBS | X1 | X2 |
1 | . | . |
2 | . | . |
3 | . | . |
.. | . | . |
.. | . | . |
.. | . | . |
n | . | . |
Để so sánh µ1 và µ2 thực chất ta đi so sánh hiệu µ1-µ2 với 0
Kiểm định cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α phần mềm tính ra giá trị sig. Nếu sig <α ta bác bỏ H0
Các giả định cơ bản
Giả định 1
BIến phụ thuộc là biến liên tục
Giả định 2
BIến độc lập là biến phân loại gồm 2 nhóm có liên quan (các quan sát đặt cùng hàng phải liên quan/ bắt cặp với nhau).
Ví dụ để so sánh điểm đầu và cuối kỳ thì trên mỗi hàng điểm phải là của cùng 1 người. Hoặc để so sánh chiều cao của nam và nữ theo thời gian thì trên 1 hàng dữ liệu phải là chiều cao của 2 em nam và nữ bằng tuổi nhau
Giả định 3
Biến phụ thuộc ở từng nhóm có phân phối chuẩn
Giả đinh 1-2 do thiết kế nghiên cứu. Giả định 3 mình thất thường bị bỏ qua, nếu muón kiểm tra thì xem ở đây: https://vaxidi.com/kiem-tra-diem-ngoai-le-va-tinh-phan-phoi-chuan-cua-mot-bien-ngau-nhien
Giả sử các giả định đã thoả mãn (hoặc bỏ qua luôn), ta chuyển qua phần thực hành trên phần mềm