- Dữ liệu minh hoạ
- Kiểm tra tính phân phối chuẩn của phần dư
- Giả định về mối quan hệ tuyến tính giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc
- Hiện tượng tự tương quan
- Một số kiểm định hiện tương tự tương quan trên SPSS
- Hiện tượng đa cộng tuyến
- Hiện tượng đa cộng tuyến trong các bài có sử dụng phân tích efa trước đó
- Hiện tượng phương sai sai số thay đổi
- Phát hiện phương sai sai số thay đổi bằng đồ thị
- Ý tưởng của các kiểm định phương sai sai số thay đổi
- Kiểm định Breusch-Pagan (BP)
- Kiểm định White
- Kiểm định White thu gọn
- Kiểm định Park
- Kiểm định Glejser
- Khắc phục phương sai sai số thay đổi
- Kiểm định phương sai sai số thay đổi trên SPSS
- Xử lý kiểm định phương sai sai số thay đổi trong luận văn
- Hiện tượng thừa biến
- Hiện tượng bỏ sót biến quan trọng trong mô hình
- Kiểm định Chow. Kiểm định sự đồng nhất trong cấu trúc hàm hồi quy
Đây là giả định đơn giản nhất, và trong thực tế ta cũng chỉ cần nó đúng một cách tương đối mà thôi. Tuy vậy thực tế giáo viên mình thấy cũng có người dễ những cũng có người yêu cầu chặt chẽ. Vì vậy bài viết sẽ cung cấp khoảng 4 cách từ trực quan đến chính tắc- chặt chẽ để kiểm tra giả định này.
Một trong số các giả định của hồi quy cổ điển là các sai số có phân phối chuẩn. Trên thực tế các sai số ta không quan sát được nhưng ta lại quan sát được các phần dư khi ước lượng mô hình nên thực chất chúng ta sẽ đi xem xét tính phân phối chuẩn của phần dư thu được khi ước lượng.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp nhé
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
Sử dụng đồ thị
Ta biết phân phối chuẩn là phân phối mà
+ Trung bình = mod = trung vị
+ Các giá trị phân phối xung quang giá trị trung bình tạo thành hình chuông
Vậy trực quan nhất ta sử dụng đồ thị của phần dư là được. Khi có đồ thị ta thử xem đó thị đó có 2 tính chất ta vừa nêu hay không để kết luận xem liệu phần dư có phân phối chuẩn hay không
Cách thực hiện với SPSS
Sử dụng bộ dữ liệu gồm 180 quan sát, bạn có thể tìm thấy tại đây: https://vaxidi.com/du-lieu-minh-hoa-cac-bai-viet-phan-khuyet-tat-mo-hinh
Tại phần hồi quy ngoài các thao tác cơ bản ta làm như sau
Tai menu Plots... , Mục Linear Standardized Residual Plot chọn Histogram.
Ta cũng có thể chọn vẽ thêm biểu đồ P-P plot bằng cách tích vào lựa chọn ngay dưới đó.
Đọc kết quả
Nếu đồ thị Histogram có dạng hình chuông (xấp xỉ) thì ta coi như phần dư phân phối chuẩn (So với cái hình chuông vẽ sẵn trên biểu đồ.
Tất nhiên cái hình chuông méo mó kiểu kia thì bạn coi nó là phân phối chuẩn cũng được mà không thì cũng chả thể bắt bẻ được. Hình ảnh trực quan nhưng lại gây mập mờ chứ không thể dứt khoát và tường minh như các kiểm định tham số được.
Nhiều người thích dùng biểu đồ và nhân xét các phần dư chuẩn hoá kia xoay quang đường chéo, vậy phần dư có phân phối chuẩn. Đây là cách ngoạn mục nhất để vượt qua việc kiểm tra giả định này
Một số nhận xét sai hay gặp về giả định phần dư có phân phối chuẩn khi sử dụng biểu đồ Histogram
Ví dụ với đồ thị Histogram thu được từ ví dụ trước, rất nhiều bài viết nhận xét như sau:
Ta thấy phần dư có trung bình bằng ..... xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn băng 0,989 xấp xỉ 1. Vậy phần dư có phân phối chuẩn
Có 3 điểm sai như sau:
+ Một là: Phần dư luôn có trung bình bằng 0. Cái số kia chỉ "gần bằng 0" là do sai số mà thôi
+ Hai là: Kia là phần dư được chuẩn hoá. Cái nào chuẩn hoá thì cũng có Mean=0 và Std.Dev=1 mà thôi
+ Ba là: Không có tính chất nào nói rằng phân phối chuẩn là phân phối có trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1 cả. Chỉ có khái niệm sau: Phân phối chuẩn hoá là phân phối chuẩn có trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1.
Đây là 1 biến có trung bình = 0 và đọc lệch chuẩn bằng 1 nhưng các bạn xem đó có phải là phân phối chuẩn không nhé!
Để chính xác ta chỉ cần mô tả đồ thị thu được đúng với đồ thị của phân phối chuẩn đó là
+ Các giá trị trung bình trung bị, mod xấp xỉ nhau ( coi như bằng nhau, và trong trường hợp này thì chúng bằng 0)
+ Mật độ các giá trị phân tán quanh giá trị trung bình tạo thành một biểu đồ có hình chuông.
Phần tiếp theo chúng ta sẽ tiến đến các kiểm định chính tắc khá nổi tiếng và chặt chẽ nhé.
còn nữa ...