Phần 4: Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy- Bảng Coefficients

This entry is part 11 of 29 in the series Hồi quy tuyến tính

Cập nhật: 19/10/2022 bởi admin1

Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)

Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy- Bảng Coefficients

Phân tích SPSS: Như chúng ta biết, các chỉ số mà phần mềm vừa ước lượng chỉ đúng với mẫu (tập hợp các quan sát ta thu thập được) Khi bạn thêm vào đó vài quan sát, hay phân tích với 1 mẫu khác (tập hợp các quan sát khác) thì các con số ước lượng được sẽ khác đi.

Từ các hệ số ước lượng được của hàm hồi quy mẫu ta cần suy rộng ra tính chất của tổng thể

Cú pháp tính toán khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy trên SPSS

Tích thêm vào tùy chọn Statistics -> Confidence intervals.

Tại Level (%) chọn khoảng tin cậy muốn tính toán (thông thường hay để mặc định là 95%)

Về ý nghĩa của con số này mình sẽ nêu gắn liền với kết quả phân tích trên SPSS cho các bạn dễ hình dung nhé

Với biến baobi, hệ số ước lượng của hàm hôi quy mẫu là 0,240 và các bạn thường hay thấy 1 câu bình luận là “Nếu các yếu tố khác không đổi, khi tăng bao bì lên 1 đơn vị thì doanh số tăng 0,240 đơn vị”.

Khoảng tin cậy 95% của hệ số này là từ 0,027 đến 0,453, điều này có nghĩa là

+ Nếu bạn làm đi làm lại rất nhiều nghiên cứu này với nhiều mẫu thì ít nhất 95% các hệ số hồi quy của biến baobi sẽ nằm trong khoảng từ 0,027 đến 0,453

+ Nếu các yếu tố khác không đổi, khi tăng bao bì lên 1 đơn vị thì doanh số tăng thêm từ 0,027 đến 0,453 đơn vị (chấp nhận tối đa 5% sai lầm)

Nếu bạn chọn kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy (thống kê T) với múc ý nghĩa α, đồng thời tính toán luôn khoảng tin cậy 1-α cho các hệ số hồi quy thì ta có tính chất sau (tính chất này xuất phát từ công thức tính toán khoảng tin cậy của hệ số hổi quy nhưng mình không đề cập ở đây)

Kiểm định cặp giả thuyết

Nếu khoảng tin cậy này chứa điểm 0 thì chấp nhận H0. Ngược lại nếu khoảng tin cậy này không chứa điểm 0 thì bác bỏ H0

Xem tiếp phần 5: https://vaxidi.com/viet-phuong-trinh-hoi-quy

Xem thêm: Trình bài kết quả hồi quy trong các luận văn tham khảo

Series Navigation<< Phần 3: Hệ số hồi quy và kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy- Bảng CoefficientsPhần 5: Viết phương trình hồi quy >>