- Độ tin cậy của thang đo cronbach’s alpha trên SPSS
- Mở đầu về thang đo và phân loại thang đo
- Thang đo Likert: Định nghĩa và cách sử dụng
- Lời khuyên khi sử dụng và phân tích dữ liệu thang đo Likert
- Biến tiềm ẩn
- Độ tin cậy của thang đo
- Khái niệm thang đo và cấu tạo thang đo trong phân tích Cronbach’s Alpha
- Hệ số Cronbach’s Alpha: Cách tính và một số tiêu chuẩn
- Thực hành kiểm tra hệ số Hệ số Cronbach’s Alpha trên SPSS
- Hiệu chỉnh thang đo và cách xử lý các trường hợp kết quả hay gặp trong thực tế
- Hiệu chỉnh thang đo tổng quát
- Giải pháp cuối cùng khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha không đạt
- Tổng hợp bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha trong bài
- Viết phân tích Cronbach’s Alpha trong bài
- Giá trị Squared Multiple Correlation trong bảng phân tích Cronbach’s Alpha là gì?
- Vấn đề hệ số cronbach’s alpha quá cao
- Đọc thêm: Khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết của hệ số Cronbach’s Alpha
- Đọc thêm: Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation trong phân tích Cronbach’s Alpha
- Văn mẫu: Lý thuyết phân tích Cronbach’s Alpha
- Văn mẫu: Trình bày kết quả Cronbach’s Alpha trong luận văn
Trong các bài tiếp theo của loạt bài này chúng ta sẽ cùng xem xét 7 trường hợp kết quả cụ thể mà các bạn có thể gặp phải và cách thức xử lý cụ thể. Số liệu xấu quá thì cũng sợ mà đẹp quá thì cũng lo!!!
Mục đích của kỹ thuật hiệu chỉnh thang đo đó là
- Thu được thang đo "đạt tiêu chuẩn"
- Thu được thang đo tốt hơn
- Thu được thang đo có thể sử dụng (có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo chẳng hạn)
Nên nhớ mọi tiêu chuẩn chỉ là để tham khảo, quyết định cuối cùng là của các bạn. Máy móc chỉ tính toán ra những con số khô khan chứ không thể có thế giới quan sống động để nhìn nhận mợi sự việc như các bạn được.
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
Khi kết quả đã tốt
Trường hợp 1: Kết quả đã tốt
Xem lại 1 số tiêu chuẩn của hệ số Cronbach's Alpha: https://vaxidi.com/he-so-cronbachs-alpha-cach-tinh-va-mot-so-tieu-chuan
Nếu như cronbach's alpha lớn hơn "ngưỡng chấp nhận" mà bạn đã xác định trước và tương quan biến-tổng cũng đều lớn hơn "ngưỡng chấp nhận" mà bạn xác định trước rồi và hệ số cronbach's alpha nếu loại đi một biến nào đó không tốt hơn (cao hơn) alpha của thang đo hiện tại. Như vậy thì xin chúc mừng bạn, chúng ta không cần hiệu chỉnh gì nữa và chúng ta đã có thể sử dụng được.
Dưới đây là 1 kết quả như thế
alpha>0,7; tương quan biến- tổng đều > 0,3; nếu bỏ đi 1 biến quan sát thì thu được thang đo có alpha thấp hơn
Trường hợp 2: Hệ số alpha quá tốt (alpha > 0,9 chẳng hạn)
Có thể câu nói "tốt quá hóa lo" sẽ ứng với trường hợp này chăng. Khi gặp trường hợp này các bạn có thể nảy sinh ra suy nghĩ trong đầu đó là
- Số liệu này có bất thường không. Vì thường thường ta thấy một số nghiên cứu ta đọc hay số liệu của bạn bè ta là gì có được thế này
- Một quyển sách nào đó (xin phép mình không trích nguồn)/ ai đó nói alpha cao quá như vậy không tốt vì có thể đã có sự trùng lặp trong các biến quan sát
Vậy mình xin khẳng định như sau
-
Một là: Với các thang đo có chất lượng như nhau, khi tăng số biến quan sát lên đương nhiên hệ số alpha sẽ tăng
Bạn có thể thấy là thang đo cuối (có 8 biến quan sát) không tốt bằng thang đo đầu (4 biến quan sát) vì tương quan biến -tổng của thang đo đầu lớn hơn chứ, nhưng alpha của thang đo 8 biến lại lớn hơn của thang đo 4 biến
-
Hai là: Nó không có gì bất thường cả
Với các mô hình nổi tiếng, ví dụ như servperf chẳng hạn hay các thang đo đã được người ta test đi test lại nhiều lần thì alpha của nó lên đến 9,2-9,7 là bình thường
-
Ba là: Nếu có các biến có tương quan cao với nhau thật
Điều này xảy ra nếu thang đo của bạn là mới, vậy thì cũng tốt thôi. Đầu tiên ta phát hiện các biến tương quan cao bằng cách kiểm tra hệ số tương quan corelations chẳng hạn (có nhiều cách)
còn nữa ...