Cập nhật: 07/07/2022 bởi admin0
Các bạn đọc ở đâu đó rằng alpha ở mức 0.6 trở lên là chấp nhận được và alpha >0.95 thể hiện sự trùng lặp về thang đo/ biến quan sát (đại loại là thế), là một kết quả không tốt. Đọc ở đâu hay do ai thì mình không chỉ ra ở đây vì chắc có đọc cái đó rồi bạn mới đọc những dòng này
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
1. Alpha >0.6
+ Đây chỉ là ngưỡng chấp nhận được cho các khái niệm nghiên cứu mới. Ví dụ như bạn tạp ra 1 thang đo mới và muốn kiểm tả sơ bộ nó xem nó có chấp nhận được để đưa vào các phân tích sau hay không (chạy efa, tính biến đại diện để hồi quy, phân tích ANOVA
+ Nếu 1 thang đo cùng tham gia vào nhiều phân tích (cronbach alpha, efa, cfa chẳng hạn) thì nó phải bị ràng buộc và thoả mãn phân tích có yêu cầu khắt khe nhất. Ví dụ khi tham gia 1 phân tích nhân tố EFA thì nó phải thoả mãn việc phương sai trung bình AVE >0.5
2. Alpha bằng bao nhiêu là cao?
Nhớ 1 tính chất là 1 thang đo có kiểm tra cronbach alpha hợp lệ khi xoá đi 1 biến quan sát không làm tăng hệ số alpha (thường là lợi 1 biến thì alpha sẽ giảm). Điều này tương đương với việc nếu bạn thêm 1 biến quan sát hợp lý vào thang đo thì alpha sẽ tăng lên.
Nếu không tin bạn có thể lấy 1 thang đo bạn đang có trong tay, bạn kiểm tra thấy độ tin cậy OK rôi, sau đó nhân đôi lên và test lại xem cronbach alpha tăng lên như thế nào.
Như vậy rõ ràng bạn không thể áp dụng 1 tiêu chuẩn cho các thang đo có số biến quan sát khác nhau được. Muốn cronbach alpha thấp xuống thì tốt nhất là các bạn xoá vợi các biến quan sát đi. Cứ tham mà nhét đẫy vào thì lấy đâu ra hệ số này thấp
Ví dụ dưới đây bạn xem 3 thang đo khoanh đỏ nhé (trích nghiên cứu này: https://vaxidi.com/moi-quan-he-giua-can-bang-cong-viec-cuoc-song-su-hai-long-cong-viec-va-cam-ket-voi-to-chuc-truong-hop-nhan-vien-kinh-doanh-nganh-hang-tieu-dung-nhanh-tren-dia-ban-tp-hcm/5 )
WLB có 3 biến quan sát, CC có 6 biến quan sát. Tuy alpha của CC cao hơn nhưng AVE của CC lại thấp hơn. AC có 6 biến quan sát, alpha cao hơn rât nhiêu nhưng AVE chỉ cao hơn chút xíu
3. Alpha >0.95 thể hiện sự trùng lặp về biến quan sát?
Để xem điều này có đúng hay không thì các bạn căn cứ vào Ý NGHĨA của các BIẾN QUAN SÁT trong thang đo. Alpha cao chỉ là 1 gọi ý cho các bạn có thể kiểm tra lại. Còn nếu đã kiểm tra lại rồi nó vẫn OK thì tức là nó vấn OK
4. Khi nào thì cronbach alpha càng cao?
+ Khi càng có nhiều biến quan sát
+ Khi bạn có càng nhiều thang đo độc lập cần thể hiện tính phân biệt với nhau (tính nhất quán trong mỗi thang đo luôn phải lớn hơn tương quan của nó với 1 biến bên ngoài)
Đơn giản lây ví dụ là nếu bạn có 2 nhóm biến thôi như trong hình thì chúng có thể ká rờ rạc nhau thì vẫn thoả mãn (càng rời rạc tức là alpha càng thấp)
NHưng nếu xuất hiện thêm 1 nhóm biến nữa thì nếu không giá tăng độ hội tụ thì các biến quan sát không còn phù hợp để xếp cùng nhau trong thang đo ban đầu nữa. Như vậy muốn chúng vẫn tiếp tục phân biệt thì các chấm cùng nhóm phải tiến gần lại nhau, túc là cronbach alpha tăng lên