Cập nhật: 21/07/2022 bởi admin0
TÓM TẮT
Ngày nay việc mua sắm quần áo trực tuyến ngày càng phổ biến. Để thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp kinh doanh quần áo trực tuyến cần xác định được những yếu tố nào tác động đến hành vi mua sắm quần áo trực tuyến của khách hàng tại khu vực Tp.HCM.
Từ các nghiên cứu liên quan, thông qua việc thảo luận nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm sau yếu tố tác động đến hành vi mua sắm quần áo trực tuyến tại Tp.HCM là: (1) Niềm tin vào Web; (2) Mong đợi về giá; (3) Rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ; (4) Sự thuận tiện; (5) Thoải mái khi mua sắm và (6) Chất lượng sản phẩm.
Sau khi khảo sát 350 khách hàng, kết quả nghiên cứu chỉ ra năm yếu tố tác động đến hành vi mua sắm quần áo trực tuyến của khách hàng tại khu vực Tp.HCM là: (1) Niềm tin vào Web; (2) Mong đợi về giá; (3) Rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ; (4) Sự thuận tiện; (5) Thoải mái khi mua sắm.
Từ khóa: Hành vi, mua sắm trực tuyến, sự thuận tiện.
ABSTRACT
Today online clothing shopping is increasingly popular. In order to attract customers, businesses need to determine what factors affect to online shopping behavior in Ho Chi Minh City.
From related studies, through discussion with the group, the research model has proposed the following factors affecting the behavior of online clothing shopping in Ho Chi Minh City: (1) Trust in the Web; (2) Expect prices; (3) Risks related to products/ services; (4) Convenience; (5) Comfortable when shopping and (6) Product quality.
After surveying 350 customers, the research results show five factors affecting the behavior of online clothes shopping in Ho Chi Minh City: (1) Trust in the Web;
- Expect prices; (3) Risks related to products/ services; (4) Convenience; (5) Comfortable when shopping.
Keywords: Behavior, online shopping, convenience.
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Năm 2018 là năm thay đổi mạnh mẽ của công nghệ, việc mua sắm online trực tuyến vì vậy cũng trở nên xu thế và ngày càng phổ biến trở thành thói quen dần dần thay thế thói quen mua hàng truyền thống của người việt.
Các nhà kinh doanh đã quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng qua mạng bao gồm những yếu tố nào. Mức độ quan tâm của khách hàng đến những yếu tố đó ra sao. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành tổng hợp phân tích và so sánh các nghiên cứu khác nhau của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước về hành vi mua sắm trực tuyến. Đóng góp to lớn phải kể đến “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự định hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng có thể là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thương mại điện tử và lĩnh vực tiếp thị” (AhmadRezaAsadollahi et al, 2012).
Một số nghiên cứu khác như Destiny, Cheuk Man LUI (2012) khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến thông qua hành vi mua quần áo qua mạng của người Hồng Kông. Kết quả của cuộc nghiên cứu yếu tố chủ quan như nhu cầu cá nhân, thái độ của khách hàng là không có liên quan trong đến quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng và hành vi. Trong khi ba yếu tố từ các yếu tố khách quan, bao gồm cả giá cả, chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng web, được tìm thấy đáng kể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng.
Hay nghiên cứu của Mahrdad Salehi (2012) thực hiện nghiên cứu người tiêu dùng tại Malaysia về các hành vi mua sắm trực tuyến của họ, tác giả Mahrdad Salehi (2012) đã đưa ra 09 yếu tố: “sự bảo mật, giá trị phù hợp, sự độc đáo, sự xuất hiện của website, sự thu hút, sự truy cập nhanh chóng, sự tin tưởng, bố cục website, sự cải tiến” Qua việc tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn trực tuyến, kết quả sau khi phân tích số liệu, kiểm định và hồi quy cho thấy chỉ có 05 biến tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Malaysia.
Trên thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác yếu tố nào tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến theo các lĩnh vực khác nhau của người tiêu dùng mua hàng qua mạng, tuy nhiên hiện nay trong nước vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loại hình mua sắm này. Trong những đóng góp to lớn nhất phải kể đến nghiên cứu của Fishbein and Ajzen (1980) đã khám phá ra phương pháp dự đoán hành vi từ thái độ trong lý thuyết hành động hợp lý của họ (TRA) và đã kết luận rằng không phải thái độ mà là dự tính thực hiện là yếu tố dự báo hành vi. Ajzen (1985) đã sửa đổi TRA cách thêm vào yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức (The Perceived Behavioral Control – PBC) để báo dự định. Kiểm soát hánh vi nhận thức có vai trò như sự tự đánh giá của mỗi cá nhân với khả năng liên quan đến việc thực hiện hành động của họ.
Ngoài ra, để dựa trên một trong những nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới vào tình hình thực tế tại Việt Nam là không phù hợp do các điều kiện về khác biệt văn hóa, tư tưởng xã hội và nền kinh tế. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen muốn dùng thử hoặc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm do tâm lý e ngại mua hàng trực tuyến chất lượng không đảm bảo.
Các số liệu thống kê cho thấy, tại Việt Nam giao dịch mua quần áo trực tuyến là một trong những hàng hóa phổ biến nhất được mua, vì vậy rất cần thiết đối với các nhà cung cấp dịch dụ mua quần áo qua mạng, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng để đạt được sự hiểu biết tốt hơn và toàn diện về quá trình này. Tại Việt nam cũng có có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng qua mạng, như hàng điện tử, sách, vé máy bay, nhưng chưa nhiều nghiên cứu về hành vi mua hàng thời trang mà cụ thể là quần áo.
Do đó việc đưa ra các gợi ý mang tính khoa học về các nhân tố nào tác động đến hành vi mua quần áo qua mạng của người tiêu dùng, từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, cải thiện chất lượng dịch vụ. Tác giả đề xuất đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua quần áo trực tuyến khu vực Tp. Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua quần áo trực tuyến của khách hàng tại TP.HCM.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi mua quần áo trực tuyến của khách hàng tại TP.HCM.
Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp kinh doanh quần áo trực tuyến tại TP.HCM.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua quần áo trực tuyến của khách
hàng?
Mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi mua hàng trực tuyến khách hàng tại TP.HCM như thế nào?
Những doanh nghiệp kinh doanh quần áo trực tuyến tại TP.HCM nên làm gì để thu hút được khách hàng?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua quần áo trực tuyến tại TP.HCM.
Đối tượng khảo sát là các khách hàng sống tại TP.HCM đã mua quần áo trực tuyến trong vòng 3 tháng gần đây và không tham gia bất kỳ nghiên cứu nào liên quan đến việc mua quần áo trực tuyến trong 6 tháng gần đây.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Thực hiện khảo sát người tiêu dùng tại các khu dân cư, văn phòng ở khu vực quận 10, 1, 3, Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn.
Về thời gian: Thực hiện khảo sát trong tháng 5 năm 2018
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với thành phần tham gia là một số khách hàng thường mua sắm quần áo trực tuyến nhằm thu thập thêm thông tin và hoàn thiện bảng câu hỏi.
- Nghiên cứu định lượng: thu thập thông tin qua bảng câu hỏi khảo sát để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua quần áo trực tuyến.
- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận
tiện.
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tài có ý nghĩa như sau:
Về mặt lý thuyết: Kết quả của nghiên cứu góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến hành vi mua quần áo trực tuyến của khách hàng tại khu vực Tp.HCM. Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà quản trị, các sinh viên, học viên đang nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan.
Về mặt thực tiễn: Giúp cho các nhà quản trị nhận ra các yếu tố tác động đến hành vi của khách hàng trong việc lựa chọn và mua quần áo trực tuyến của mình. Từ đó có cơ sở để có thể hoạch định các chương trình nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng dành cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.8. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị