- Dữ liệu minh hoạ
- Biến giả và hồi quy với biến giả
- Biến điều tiết và xử lý biến điều tiết trong mô hình hồi quy tuyến tính
- Biến điều tiết- Phần 2: Trường hợp biến điều tiết là biến phân loại
- Biến điều tiết- Phần 3: Trường hợp biến điều tiết là biến liên tục-kỹ thuật 1+2
- Biến điều tiết- Phần 4: (Kỹ thuật 3) Áp dụng kỹ thuật mean center biến trước khi nhân
- Biến điều tiết- Phần 5: (Kỹ thuật 4) Trực giao quan hệ điều tiết
- Biến điều tiết- Phần 6: Sống chung với đa cộng tuyến
- Phân tích biến điều tiết trên SPSS bằng PROCESS macro By Andrew F. Hayes
- Đọc thêm: Phân tích đa nhóm với mô hình hồi quy tuyến tính trên SPSS
- Biến trung gian
- Kiểm định Sobel
- Phân tích biến trung gian trên SPSS bằng PROCESS macro By Andrew F. Hayes
- Xem xét vai trò biến trung gian với plug-in Indirect Effect trên Amos
- Có đưa biến nhân khẩu vào mô hình hồi quy hay không?
- Kiểm tra hệ số hồi quy có bằng một số cho trước hay không
- Kiểm định sự bằng nhau của hai hệ số hồi quy
- Đọc thêm: PROCESS macro- Công cụ xử lý biến trung gian, biến điều tiết
- Các dạng mô hình được hỗ trợ trong PROCESS macro By Andrew F. Hayes
- So sánh hồi quy và 1 số phân tích trên SPSS- AMOS- Smart PLS
Cập nhật: 05/10/2022 bởi admin0
Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)
Khái niệm
Biến điều tiết (Moderator) là biến có khả năng điều chỉnh cường độ/ mức độ tác động của một biến độc lập lên 1 biến phụ thuộc. Các bạn có thể bắt gặp biến này với các cái tên khác, đúng kiểu dịch từ tiếng anh ra như biến hoà giải, biến giàn xếp. Quan hệ điều tiết sẽ được gọi là quan hệ hoà giải hay giàn xếp. Một liên tưởng khá trực quan thì nó giống như chất xúc tác trong một phản ứng hoá học.
Biến điều tiết có thể là biến phân loại (biến giả) hoặc biến liên tục
Bài viết này đề cập đến 6 cách xử lý biến điều tiết trong hồi quy!
Xem thêm: Phân tích biến điều tiết trên SPSS bằng PROCESS macro By Andrew F. Hayes
Bài toán
Xét quan hệ nhân quả X Y có quan hệ Y=f(X) (1)
Giả sử có 1 biến M có thể điều tiết mối quan hệ (1), ta chỉ cần chỉ ra có 1 hàm Y=g(X,M) trong đó có một hạng tử phụ thuộc vào cả X và M thì M sẽ có kả năng điều tiết quan hệ (1). Hạng tử phụ thuộc vào cả X và M được gọi là số hạng tương tác
Ví dụ (1) có dạng Y =b0 +b1*X
Thì hàm g(x) có thể có dạng sau
Y= b0 +b1*X +b2* X*M (*)
Y= b0 +b1*X +b2* X*M +b3*M (**)
Y= b0 +b1*X +b2*X*sinM + ….
Y= b0 +b1*X +b2*e^(X*M) + ….
Y= b0 +b1*X +b2*cos(X^M) + ….
……
Trong đó chỉ cần b2≠0 thì ta nói M điều tiết quan hệ X-> Y. (Thực tế điều này hay được dùng những không hoàn toàn chính xác. Vần đề này sẽ được nhắc đến ở cuối cùng của bài viết này)
Trên thực tế người ta thường dùng các hàm dạng * và ** để đánh giá khả năng điều tiết của M. Trong bài viết này mình cũng sẽ chỉ trình bày kỹ thuật này, vì nó là dạng hàm phổ biến nhất. Ngoài ra các dạng hàm khác các bạn có thể nghĩ ra và thử thoải mái, miễn phải bảo vệ được nó nhé.
Phần tiếp theo: https://vaxidi.com/truong-hop-bien-dieu-tiet-la-bien-phan-loai